[Kiến Thức] Cách Tính Tải Trọng Luyện Tập - Giảm Nguy Cơ Chấn Thương

Sang Nguyen
Đăng ngày 26/03/2020
1,185 Lượt xem
Người yêu thích
Thêm vào yêu thích

Tải trọng luyện tập và chấn thương có liên quan với nhau?

Bạn chắc thường nghe thấy những câu nói động viên như: "Càng luyện tập nhiều thì càng tốt" hay "nghỉ ngơi nhiều sẽ không đem lại sự tiến bộ”... Những phương pháp huấn luyện như vậy có thể đến từ sự tích lũy kinh nghiệm huấn luyện trong quá khứ. Nhưng nhiều người trong môi trường huấn luyện như vậy thường mắc phải chấn thương do luyện tập quá mức. Trong các môn thể thao ngày nay, có một mối tương quan chặt chẽ giữa tập luyện và chấn thương. Theo dõi tải trọng tập luyện có hiệu quả trong việc giảm chấn thương trong quá trình huấn luyện.

Các nghiên cứu trước đây về nhiều môn thể thao đã phát hiện ra rằng luyện tập với tải trọng cao trong thời gian dài có thể gây ra chấn thương do tập luyện quá mức. Ngoài ra, nếu luôn luyện tập với tải trọng thấp sẽ dẫn đến khối lượng luyện tập không đủ, khi chuyển qua tập các môn thể thao với cường độ cao sẽ rất dễ bị chấn thương. Giống như sau một thời gian không luyện tập, những cầu thủ đã nghỉ hưu đột nhiên đến các trận đấu nghiệp dư, xác suất chấn thương sẽ tăng cao đáng kể vào thời điểm này. Các nghiên cứu gần đây đã phát hiện ra rằng ngoài sự khác biệt về tải trọng luyện tập, quá trình chuyển đổi qua lại giữa tải trọng cao và tải trọng thấp cũng có tác động đáng kể đến khả năng gây ra chấn thương.

如何簡易監控訓練負荷,又能降低受傷風險?


Mối quan hệ mật thiết giữa tải trọng tập luyện và chấn thương trong Bóng Rổ

Tạp chí Sinh lý học và Hiệu suất Thể thao 2017, “Mối quan hệ giữa tải trọng tập luyện và chấn thương trong môn bóng rổ chuyên nghiệp của nam giới” (The relationship between training load and injury in men’s professional basketball) đã tính toán khối lượng tập luyện trong một mùa giải của 13 nam cầu thủ bóng rổ chuyên nghiệp và tìm ra mối quan hệ giữa chấn thương và tập luyện. Việc định lượng tải trọng đào tạo trong  nghiên cứu này sử dụng “chỉ số RPE” – chỉ số đánh giá chủ quan cảm giác gắng sức khi luyện tập (Rated Perceived Exertion) và tính tỷ lệ ACWR- tỉ lệ tải trọng luyện tập dài hạn/ngắn hạn (Acute:Chronic workload ratio) và chia thành 4 khoảng giá trị (<0,5 , 0,5-0,99, 1,0-1,49,> 1,5). Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng khi rơi vào khoảng 1,0-1,49, xác suất chấn thương nhỏ hơn ba khoảng giá trị khác. Điều này có nghĩa là duy trì giá trị ACWR trong khoảng 1,0-1,49 có thể là lựa chọn tốt nhất cho các cầu thủ bóng rổ chuyên nghiệp. Nói cách khác, cho dù bạn muốn tăng hay giảm tải tập luyện, bạn nên điều chỉnh theo từng bước một. Nếu đột ngột tăng hoặc giảm tải trọng tập luyện, có thể dẫn đến tang cao khả năng chấn thương.


Tỷ lệ chấn thương cho vận động viên với các tỷ lệ tải trọng huấn luyện dài hạn/ngắn hạn


Cách tính tải trọng luyện tập ngắn hạn và dài hạn

Tải trọng luyện tập ngắn hạn (acute workload) là khối lượng luyện tập mà một vận động viên hoàn thành trong một tuần. Khối lượng luyện tập này bao gồm tổng tải trọng luyện tập và thi đấu trong 7 ngày.

Ví dụ, phương pháp phổ biến để tính tải trọng tập luyện là nhân RPE (cường độ ý thức thể thao, nghĩa là mức độ mệt mỏi mà vận động viên cảm thấy trong khi tập luyện) với thời gian tập luyện, được gọi là "xung lực luyện tập RPE". Nếu một vận động viên tập luyện 60 phút ,và chỉ số RPE là 6, thì xung lực luyện tập của vận động viên trong một ngày là sẽ là 60 x 6= 360. Cộng tất cả xung lực luyện tập trong bảy ngày sẽ tính được tải trọng luyện tập ngắn hạn.

Điểm số cảm giác gắng sức

Miêu tả cảm giác

0

Nghỉ ngơi

1

Cực kỳ thoải mái

2

Thoải mái

3

Vừa phải

4

Hơi gắng sức

5

Gắng sức

6


7

Cực kỳ gắng sức

8


9


10

Giới hạn

Thang đo ý thức cường độ tập thể dục RPE

Tải trọng luyện tập dài hạn (chronic workload) thường là khối lượng luyện tập trung bình của một vận động viên trong bốn tuần. Chỉ số này có thể dùng để tham khảo, bởi vì nó có thể cung cấp tình hình luyện tập hiện tại hoặc trước khi thi đấu của vận động viên.

Ví dụ, tải trọng luyện tập ngắn hạn hàng tuần của một vận động viên như sau:

Tuần 1 = 1200

Tuần 2 = 1300

Tuần 3 = 1600

Tuần 4 = 1500

Trong trường hợp này, giá trị tải trọng luyện tập dài hạn trung bình là 1400 ((1200 + 1300 + 1600 + 1500) / 4 = 1400).

Nghiên cứu trên mô tả cách tính tải trọng luyện tập có thể được áp dụng cho các môn thể thao khác nhau, chẳng hạn như chạy, đạp xe, v.v. Cho dù là để cải thiện chất lượng luyện tập của cá nhân, hoặc để theo dõi khối lượng luyện tập chung của cả nhóm, sử dụng phương pháp định lượng đơn giản này có thể giúp ích cho việc sắp xếp lịch trình luyện tập.


Tài liệu tham khảo:

Weiss, K. J., Allen, S. V., McGuigan, M. R., & Whatman, C. S. (2017). The relationship between training load and injury in men’s professional basketball. International Journal of Sports Physiology and Performance, 12(9), 1238-1242.

Bài viết được cấp phép bởi 運動科學網, do Running Bji biên dịch.